Các từ khóa được tìm nhiều: Đồng hồ, Thời trang Vinabrands, Kềm, Mỹ phẩm làm đẹp, Balo...
Ngày đăng: 03:05 PM 16/04/2021 - Lượt xem: 1175
Ở phần chương 3 này, tôi sẽ vẽ lại cho bạn hiểu khái quát cũng như sâu hơn về bức tranh Thương mại điện tử tại VN cũng như trên toàn cầu, để chúng ta có thêm kiến thức, thông tin và sự thấu hiểu sâu sắc hơn về việc bạn sắp tham gia kinh doanh sắp tới. Thương mại điện tử là hoạt động mua-bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) thông qua các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử còn được gọi là E-commerce, nghĩa là Electronic Commerce.
Việt Nam hiện đang là sân chơi hấp dẫn cho các ông lớn của châu lục như: Alibaba, Tencent, SEA Group… và cả khối đầu tư nội. Cuộc chơi đốt tiền này chưa biết đến khi nào mới dừng lại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki. Số tiền đầu tư chưa nhận lại lợi nhuận của 3 sàn này năm sau cứ liên tục lớn hơn năm trước.
Điều này vô hình tạo ra một sân chơi mà lợi ích lớn nhất sẽ thuộc về khách hàng. Vô số chiến dịch khuyến mãi, giảm giá, quà tặng kèm, hỗ trợ phí vận chuyển, xoá bỏ phí thanh toán trong vòng 2 năm (2020-2021)… là những lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gia nhập thị trường Thương mại điện tử. Rất nhiều doanh nghiệp đã thúc đẩy tỉ lệ ra đơn hàng và tạo được lợi nhuận khổng lồ sau vài năm gia nhập.
Hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 2010. Chính phủ sau khi nghiên cứu trong một thời gian dài đã ban hành Nghị định về thương mại điện tử. Các hoạt động thương mại điện tử đã chính thức được pháp luật công nhận vào năm 2013. Thông tin chi tiết như sau:
“Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác” – Nghị Định Số: 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử
Sàn thương mại điện tử đóng một vai trò như cầu nối liên kết nhiều cửa hàng cung cấp mọi sản phẩm, các công ty, doanh nghiệp đến với khách hàng đa dạng và rộng rãi và được truy cập thường xuyên trên các trang thương mại điện tử để tìm kiếm sản phẩm.
Đối với đơn vị chủ hàng và người bán có thể tiếp cận đến khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đưa đến khách hàng đúng sản phẩm và đúng thời điểm.
Trên các phương diện của người dùng khách hàng có nhu cầu mua sắm và hoàn toàn nhận được rất nhiều tiện ích từ các sàn thương mại điện tử với nhiều giá cả cạnh tranh và phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng. Đặc biệt, được hỗ trợ tối ưu quá trình thanh toán và vận chuyển một cách dễ dàng và thuận lợi.
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử là một minh chứng cho một thời đại công nghệ 4.0, việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình quản lý bán hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tạo ra những tính đột phá:
Thương mại điện tử (TMĐT) hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của Internet & Mạng điện tử.
Những năm gần đây, các sàn thương mại tích cực thúc đẩy hoạt động gia tăng độ nhận diện thương hiệu với nhiều chiến dịch tích hợp khác nhau; kết hợp với sự tác động của Covid-19 đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng của một bộ phận không nhỏ khách hàng. Điều này phản ánh xu hướng chuyển đổi số hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự phổ biến của cụm từ TMĐT lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư ở các thành thị lớn của Việt Nam trong năm 2020.
Nhưng lịch sử thương mại điện tử thế giới đã được bắt đầu từ khoảng 40 năm trước ở hình thức thô sơ nhất.
Công nghệ CompuServe được thành lập bởi tiến sĩ John R.Goltz, Jeffery Wilkins và các sinh viên kỹ sư điện vào năm 1969. Vào thời điểm ban đầu, công nghệ được xây dựng bằng cách sử dụng kết nối quay số (dial up).
Michael Aldrich – một nhà phát minh người Anh đã giới thiệu mua sắm điện tử vào năm 1979, hoạt động bằng cách kết nối TV với máy tính xử lý giao dịch qua đường dây điện thoại. Trong quá trình hoạt động, hệ thống thông tin đóng có thể được mở và chia sẻ bởi bên ngoài để truyền dữ liệu an toàn.
Đây chính là nền tảng để xây dựng thương mại điện tử hiện đại.
Charles M.Stack đã giới thiệu Book Stacks Unlimited – một cửa hàng sách trực tuyến được công bố vào năm 1992. Ở thời điểm sơ khai, công ty đã sử dụng định dạng bảng thông báo quay số (dial up), cho đến năm 1994, trang web đã số hoá và hoạt động bằng tên miền Books.com.
Netscape Navigator được thiết kế như một công cụ duyệt web và chính thức ra mắt vào tháng 10 năm 1994. Trong thập kỷ 90, Netscape Navigator trở thành trình duyệt web được sử dụng chủ yếu trên nền tảng Windows trước sự nổi lên của nhà công nghệ khổng lồ Google.
Jeff Bezos đã giới thiệu Amazon vào năm 1995 chủ yếu như một nền tảng thương mại điện tử cho sách. Cùng thời điểm đó, Pierre Omidyar đã giới thiệu Auction Web – tiền thân của trang web đấu giá nổi tiếng hiện nay eBay. Kể từ thời điểm đó, cả hai đã trở thành nền tảng bán hàng thương mại điện tử lớn nhất thế kỷ 21 cho phép người tiêu dùng bán sản phẩm trực tuyến trên toàn cầu.
Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.